Một số hiểu nhầm 'tai hại' của cha mẹ khiến trẻ bị ăn dặm sớm

Thảo luận trong 'Thông tin Mẹ và Bé - Bố trẻ' bắt đầu bởi kairix, 2/4/21.

  1. kairix

    kairix Member

    Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, ba mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. Việc cho bé ăn dặm sớm có thể gây ra một số tác hại như:
    • Trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất
    • Nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường cao
    • Nguy cơ dị ứng thực phẩm cao
    • Nguy cơ gây tổn thương gan thận cao
    • Dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa
    • Dễ bị hóc, sặc và mắc bệnh biếng ăn tâm lý
    Mẹ ít sữa có nên cho trẻ ăn dặm sớm?
    Ba mẹ đều biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bất kỳ mẹ nào sau sinh cũng mong muốn mình có thật nhiều sữa để cho con bú no, ngủ say. Thế nhưng sau khi bé chào đời có vô vàn lý do khiến mẹ bị ít sữa hay mất sữa hoàn toàn. Lúc này ba mẹ lo lắng vội nghĩ đến việc cho bé mới ăn dặm dù bé mới được 3-4 tháng. Hành động sai lầm này có thể gây ra tác hại cho bé cả về trước mắt và lâu dài. Vậy ba mẹ nên làm gì:
    • Trước tiên, mẹ cố gắng lấy lại nguồn sữa dồi dào: Dù mất sữa nhưng mẹ vẫn nên cho con bú, động tác bú của bé sẽ kích thích tuyến sữa hoạt động. Cùng với đó mẹ chú trọng dinh dưỡng, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thật thoải mái.
    • Xin sữa mẹ từ những người thân quen hoặc từ nguồn tin tưởng: Việc này có thể mất khá nhiều công sức nhưng ba mẹ hãy cố gắng để con được uống sữa mẹ hoàn toàn ít nhất là trong 6 tháng đầu tiên.
    • Kết hợp sử dụng sữa công thức: Sữa công thức tất nhiên không thể thay thế sữa mẹ nhưng trong trường hợp này vẫn tốt hơn là cho bé ăn nước cơm, nước cháo hay cháo xay.
     

    Like Ủng Hộ Diễn Đàn

Chia sẻ trang này