Phái đẹp thường xuyên sử dụng giày cao gót mỗi ngày nhưng họ đâu biết tác hại khôn lường của việc đi giày cao gót Giày cao gót đối với phát đẹp Biểu tượng thời trang Phụ kiện mà rất nhiều chị em ưa thích và khá phổ biến trong giới văn phòng công sở. Tuy nhiên, liên tục đi giày cao gót trong thời gian dài lại là mối hiểm họa cho sức khỏe. Việc đi giày cao gót thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể chúng ta. Mang giày cao gót gây ra các bệnh lý xương khớp ở các vùng: Bàn chân Bằng việc nâng cao gót chân, toàn bộ trọng lượng cơ thể bình thường chịu lực qua xương gót to và dày chuyển qua chịu trên xương bàn và các ngón chân. Nghiên cứu cho thấy độ cao của đế giày cứ tăng mỗi 2,5 cm thì áp lực lên bàn chân trước tăng 22-25%. Do đó mang giày cao 7cm, áp lực xương bàn phải chịu là 175% mức bình thường dễ gây thoái hóa khớp bàn ngón, nhất là ngón cái. Gia tăng chứng vẹo ngón cái (Hallux valgus): Tình trạng ngón cái vẹo vào trong sẽ làm cho bàn chân đau đớn do lực ma sát gây ra trong quá trình đi lại. Nguồn : phòng khám bonedoc Cổ chân Mang giày cao gót buộc mắt cá chân của bạn uốn cong về phía trước. Động tác này sẽ hạn chế lưu thông máu trong chi dưới của bạn. Nếu bạn đi giày cao gót lâu năm, có thể dẫn đến các tĩnh mạch nổi như “dây điện”, cơ bắp chân bị rút ngắn lại. Ngoài ra, có thể dẫn đến các cơn đau, cứng cơ, chuột rút, đặc biệt viêm-cứng gân Achilles (gân gót). Đầu gối Mang giày cao gót sẽ làm trọng lượng của bạn đổ dồn vào đầu gối và các khớp ngón chân, làm tăng sức ép lên chúng. đầu gối sẽ chịu khoảng 26% sức ép của cơ thể, các cơ đùi cũng phải hoạt động nhiều. Trong khi đó đầu gối là khớp nối lớn nhất trong cơ thể được tạo ra để giúp cơ thể uyển chuyển. Vì vậy, nếu bạn đi giày cao gót cả ngày có thể làm gia tăng áp lực lên các bề mặt bên trong của đầu gối, nhanh chóng khiến chúng bị hao mòn dẫn đến viêm khớp xương, đau nhức. Hông Để tránh bị lật bàn chân cũng như bị té ngã khi mang giày cao gót, bạn phải đẩy hông ra, ưỡn lưng và đẩy ngực ra phía trước. Đó là dáng đứng gợi cảm nhưng cũng có thể làm gân và các cơ hông của bạn căng cứng. Ảnh hưởng đến cột sống Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia về xương khớp, nếu đi giày cao gót trên 10 cm mỗi ngày sẽ khiến cơ thể bạn mắc bệnh về cột sống cao gấp 3 lần người đi dép bệt. Mang giày cao gót làm cho cột sống bị cong lệch, gây áp lực đối với các dây thần kinh và các cơ vùng thắt lưng. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến khung chậu ( xương chậu xoay ra trước) tạo ra một áp lực không bình thường lên phần dưới cột sống. Kết quả là bạn sẽ đau lưng dưới, lâu dài gây thoái hóa đốt sống. Một số cách hạn chế tác hại khi mang giày cao gót: – Đi giày gót thấp, đế bệt là lựa chọn tốt nhất để bảo vệ cơ thể bằng việc phân bổ trọng lượng cơ thể đều hơn so với đi giày quá cao. – Sử dụng lót đế mềm mại sẽ làm giảm áp lực lên phần đầu gối của bạn, giúp giảm thiểu các vấn đề gây đau khớp và đầu gối. – Không đi giày quá chật hay rộng so với kích cỡ của chân. – Hạn chế việc đi lại hoặc đứng lâu.