Cẩm nang du lịch Nghệ An từ A đến Z

Thảo luận trong 'Du Lịch,Tham Quan' bắt đầu bởi minhnguyen17, 18/7/17.

  1. minhnguyen17

    minhnguyen17 New Member

    Khu du lịch Cửa Lò

    [​IMG]

    1.Tên điểm di tích, danh thắng.

    - Khu du lịch Cửa Lò.

    2. Địa chỉ.

    - Thị xã Cửa Lò- tp Vinh- NA.

    Xem thêm tại:
    các Địa điểm du lịch ở Nghệ An


    3.Mô tả điểm di tích, danh thắng.

    Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Bãi biển này thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 18 km về phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội hơn 300 km, và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1400 km. Cửa Lò cũng được nối với Lào và Bắc Thái Lan bởi Quốc lộ 8 và cách Viêng Chăn thủ đô của Lào 468 km.

    Đến Cửa Lò bằng các phương tiện như ô tô, tàu thuỷ, tàu hoả, kể cả máy bay đều rất thuận lợi. Du khách có thể đi từ Vinh theo quốc lộ 46, hoặc đường Vinh - Cửa Hội. Nếu đi theo hướng từ Hà Nội vào, qua cầu Cấm rẽ trái và đi tiếp khoảng 8km nữa là đến khu du lịch Cửa Lò.

    Khu du lịch Cửa Lò với bãi biển Cửa Lò nổi tiếng nằm bên bờ biển Đông, được ôm gọn giữa hai cửa biển: Cửa Lò phía bắc, Cửa Hội phía nam. Nơi đây có hai con sông đổ ra biển:đó là sông Cấm ở phía Bắc và sông Lam ở phía Nam.

    Bãi tắm Cửa Lò dài trên 10km, có độ dốc thoai thoải, cát trắng phẳng mịn, nước trong và sạch, không pha lẫn bùn như một số bãi biển khác. Phía trên bãi biển còn có nhiều khu lâm viên rộng với những rặng phi lao, rặng dừa xanh tốt. Nước biển ở đây có độ mặn rất cao. Vì thế, Cửa Lò là một trong những bãi tắm lý tưởng ở Việt Nam.

    Đảo Lan Châu nằm ngay sát biển Cửa Lò, chia bãi tắm Cửa Lò thành hai khu vực riêng biệt. Những lúc triều dâng, toàn đảo dầm chân trong nước biển. Dưới chân núi, về phía đông nam có nhiều tảng đá lớn, hình thù kỳ lạ với nhiều tên gọi khác nhau. Trên đảo, năm 1936, vua Bảo Đại đã cho xây lâu đài để nghỉ dưỡng. Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thị xã Cửa Lò và được phóng tầm mắt nhìn ngắm biển khơi bao la. Tại đây có loài cúc biển đẹp lạ kỳ do chính vua Bảo Đại đem giống cây từ Pháp về.

    Cách bờ biển 4km là đảo Song Ngư như hai con cá khổng lồ che chắn bão to, gió lớn cho bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội, đây là nơi sinh sống của các hệ động thực vật rất phong phú như: khỉ, dê hoang dã, chim v.v...Xa xa, ngoài khơi chừng 20km là núi Quỳnh Nhai. Núi cao 218m, sâu 24m so với mặt biển. Quỳnh Nhai gồm Hòn Lớn và Hòn Con.

    Bãi biển Cửa Lò trong chiều dài lịch sử tự nhiên vốn là một bãi biển dài, đẹp với dải cát trắng và ánh nắng vàng. Đó cũng là nơi cư trú của các làng chài và nơi tắm biển, nghỉ ngơi, dạo chơi của cộng đồng dân cư quần tụ còn thưa thớt cho đến cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên cho đến lúc đó, Cửa Lò vẫn chưa phải là nơi nghỉ mát, tắm biển thực sự quan trọng của các dân cư đất Việt nói chung. Bởi lẽ đó chưa phải là nhu cầu bức thiết của cộng đồng cư dân sinh sống trên địa bàn và dọc mảnh đất Miền trung này. Đến cuối thế kỷ thứ XIX, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến Nghệ An. Vinh trở thành một trung tâm công nghiệp, nơi tập trung đông đảo công nhân và cả bộ máy hành chính với đội ngũ viên chức người Pháp, người Việt. Sự thay đổi xã hội đó và những vị thế về cảnh quan thiên nhiên là lý do chủ yếu để người Pháp chọn Cửa Lò làm nơi xây dựng một khu biệt thự nghỉ mát dành riêng cho người Pháp( khu biệt thự này đã bị phá hủy trong chiến tranh).Cùng với việc công nghiệp hóa Thành phố Vinh – Bến Thủy, người Pháp cho xây dựng hệ thống giao thông hoàn chỉnh: Đường Vinh đi Cửa Hội, Cửa Lò và các điểm nghỉ dưỡng với cách bố trí đảm bảo an toàn và ý nghĩa danh thắng. Bên cạnh các khu du lịch lần lượt ra đời trong thời gian đó: SaPa (1903), Mẫu Đơn (1906), Tam Đảo (1904), Ba Vì (1906), Sầm Sơn (1907), Bạch Mã (1906), Bà Nà (1904)…Ngày 05/06/1907 đã lấy làm ngày ra đời của du lịch Cửa Lò. Điều này khẳng định các giá trị vốn có và lâu đời của du lịch Cửa Lò để có các giải pháp khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng Cửa Lò thành đô thị du lịch thật sự theo đúng tiêu chuẩn.

    Thị xã Cửa Lò ra đời năm 1994.Trải qua hơn 100 năm với những thăng trầm của lịch sử, chỉ chừng 20 năm qua Cửa Lò mới thực sự được đánh thức và đang dần khẳng định vị thế của mình trên lộ trình phát triển của đất nước nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng. Cửa Lò ngày nay đang ngày càng được thay da đổi thịt bởi sự phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các dịch vụ du lịch, hệ thống khách sạn cao tầng hiện đại và nhiều khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng. Với cơ sở vật chất hạ tầng hiện có 212 nhà nghỉ, khách sạn, gần 6000 phòng nghỉ đủ phục vụ cho trên 1.3 vạn khách nghỉ qua đêm. Nhờ thế năm 2007, Cửa Lò đã đón trên 1.3 triệu lượt khách trong đó có 811 ngàn khách lưu trú. Năm 2008 đạt 1,4 triệu lượt người. Tỷ trọng kinh tế du lịch chiếm 64.3%.

    Nguồn hải sản ở đây rất phong phú, khoảng trên 200 loại cá, nhiều loại đặc sản như: tôm, mực, cua, rắn biển, cá mú... Đến với Cửa Lò, du khách không thể bỏ qua việc thưởng thức các món ẩm thực mang hương sắc vùng biển Miền Trung này. Đó là các món:nước mắm hạ thổ, mọc cua bể, các món mực, cá giò 7 món, ghẹ hấp me, cháo nghêu, cháo lươn…Các món ăn đặc sản này du khách đều có thể thưởng thức ngay tại các nhà hàng và dân dã hơn nữa là ngay tại bãi biển. Lý thú nhất là món ăn mực nhảy (một loại mực ống, nhỏ như ngón tay, khi vớt lên bờ vì còn tươi nên trên lưng có những đốm nháy sáng màu tím), chưa có bãi biển du lịch nào có món ăn này, chỉ cách bờ khoảng 50 đến 100 m, du khách đi thuyền nan (có người điều khiển) sẽ được câu mực và nướng mực (hoặc hấp) ăn ngay sau vừa mới được câu lên. Nếu bạn là người yếu bóng vía, không ra khơi được với ngư dân thì chỉ việc ngồi trên bãi biển và đợi, thi thoảng sẽ có một chiếc thúng vào và bạn có thể đến xem mua những giã mực sim, hoặc tôm cá còn tươi rói, nhảy búng lách tách. Sau đó đưa vào những hàng quán hiếu khách và hấp lên là đã có thể đánh chén một bữa hải sản đáng nhớ.

    Hàng năm, cứ đến ngày 1 tháng 5, ngày Quốc tế Lao động cũng là ngày mở lễ hội Sông nước Cửa Lò để khai trương mùa du lịch biển. Lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc như các trò chơi truyền thống, thi bơi thuyền rất sôi động và tiết mục bắn pháo hoa. Mùa du lịch kết thúc vào cuối tháng 9.

    Từ thị xã Cửa Lò, du khách cũng có thể tham gia vào một trong các tour du lịch hấp dẫn khác ở trong và ngoài thị xã như: Kim Liên (Nam Đàn), Quảng trường Hồ Chí Minh (Thành phố Vinh), rừng nguyên sinh Pù Mát (Con Cuông), Lạc Xao (Lào) và Thái Lan. Với những giá trị vốn có và cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng, Cửa Lò có thể phát triển nhiều loại hình du lịch với sắc thái ý nghĩa riêng.Du lịch sinh thái: Quý khách có thể đến thăm Đảo Ngư, Đảo Mắt, khu du lịch sinh thái Cửa Hội, Hang Bua, nước khoáng Kim Sơn. Lộ trình du lịch này đã được xây dựng lộ trình, quý khách có thể đến thăm các điểm du lịch đem lại cho du khách sự thoải mái khi hòa mình vào cảnh quan thiên nhiên Cửa Lò.

    Du lịch tâm linh: Du khách có thể đến thăm chùa Song Ngư, chùa Lô Sơn, đền Vạn Lộc, đền Thu Lũng, các khu di tích, khu lưu niệm. Qua đó du khách sẽ cảm nhận được các giá trị văn hóa của Cửa Lò được vun đắp qua hàng trăm năm qua.Ngoài ra, các loại hình như: Du lịch thể thao, du lịch du thuyền, du lịch làng nghề sẽ giúp du khách hiểu thêm về đất và người Cửa Lò

    Với hơn 100 năm hình thành và phát triển Cửa Lò đang trở thành điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là ngành quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Cửa Lò nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.

    Mời xem thêm tại:
    Những điểm du lịch ở Nghệ An


    4. Lễ hội.

    Là lễ hội cấp tỉnh được tổ chức vào dịp 30/4, 1/5 hàng năm. Đây không đơn thuần chỉ là lễ cầu yên mà còn kết hợp khai trương mùa hè du lịch của thị xã biển.

    Bãi Chùa - Đảo Ngư

    1.Tên điểm di tích, danh thắng.

    - Bãi Chùa - Đảo Ngư.

    2. Địa chỉ.

    - Thị xã Cửa Lò, tp Vinh, NA.

    3.Mô tả điểm di tích, danh thắng.

    - Phan Huy Chú viết trong sách “ Lịch triều hiến chương loại chí”: Núi Song Ngạn ở cửa bể Hội Thống…giống như hình hai con cá, tục gọi là núi Song Ngư, người địa phương đơn giản gọi nó là Đảo Ngư hay Hòn Ngư.

    - Ðảo Song Ngư, trong con mắt của người xưa, còn tôn thế phong thủy một vùng địa linh nhân kiệt: "Hồng Lĩnh núi cao. Song Ngư biển rộng. Gặp thời vận sáng. Ðua nở nhân tài". Vua Lê Thánh Tông những dịp đi tuần thú phương nam, thường dừng thuyền nghỉ ngơi ngoạn cảnh đảo, trời, mây, nước, và cao hứng đề thơ :

    Biển rộng khí yên hơi ngớt lặng

    Âu nằm bãi vắng giăng đang say.

    Ba tòa u nhã đều thiêng lạ

    Ðảo cá lô nhô biếc phủ dài.

    - Đảo nằm ngoài biển, cách bờ hơn 4 km. Đảo gồm hai hòn lớn nhỏ. Hòn lớn cao 133m, hòn nhỏ cao 88m so với mặt nước biển.Diện tích vẻn vẹn 2,5km2. Tại đảo cũng có cả một trạm khí tượng thủy văn đặt trên điểm cao nhất của đảo.Ở đảo rất nhiều loại động vật hoang dã như chồn, kỳ đà, dê , khỉ… đa số là do Chi cục kiểm lâm Nghệ An thả tại đây. Những động vật này là những động vật hoang dã do Chi cục bắt giữ của những kẻ buôn lậu qua biên giới.Do theo quy đinh của đảo, các ngư dân không được đánh bắt quanh đảo 1 hải lý, do vậy quanh đảo rất nhiều loại hải sản quý, đặc biệt là loại “đặc sản” ốc rồng.

    - Tục ngữ nói: cảnh có núi sông nhiều thú lạ. Đây không chỉ có núi sông mà còn có biển biếc. chính có Song Ngư án ngự ở phía ngoài, nó làm cho bãi biển Cửa Lò thêm nên thơ, mỹ lệ. Màu xanh bốn mùa của nước biển sải dài ra tít tận xa thì gặp màu mây pha sắc hung hung đỏ của vách đảo lúc trời sáng trong. Vào những chiều bảng lảng, bến vắng, con người dù trong lòng còn nặng thì khi nhìn ra đấy cũng bớt phần xót xa. Đảo che chở cho những chiếc thuyền đánh cá nhỏ nhoi.

    - Bãi chùa nằm ở phía tây Đảo Ngư, đây là một khu đất rộng chừng 3ha có hình rẻ quạt hướng về phía mặt trời lặn. Ngôi chùa cổ được xây dựng ở thế kỷ thứ XIII dưới thời Trần, còn ngôi chùa ngày nay là ngôi chùa phỏng cổ được dựng trên nền đất cũ. Chùa Đảo Ngư gồm 2 khu vực chính là Chùa và Vườn chùa.Chùa xây lối chữ "đinh", gồm hạ điện và thượng điện. Hạ điện có 3 gian được lợp ngói âm dương, thờ thần Sát hải đại vương Hoàng Tá Thốn; thượng điện cũng gồm 3 gian được lợp ngói âm dương thờ chư Phật ; Các xà hạ khắc chạm các vật Tứ linh ( Long, Ly, Quy, Phượng) rất đẹp và rất linh thiêng; Công chúa Huyền Trân được tướng Trần Khát Chân cứu đưa về Thăng Long, từng lên đảo, vào chùa thắp hương niệm Phật.Vườn chùa có nhiều cây xanh mọc tự nhiên như : Đại, Mưng, Dưới ( trong Vườn chùa hiện có 02 cây Dưới cổ thụ ) và 01 giếng cái giếng gọi là Giếng Ngọc vì là nơi duy nhất trên đảo có nước ngọt, giếng không sâu nhưng nước rất trong, ngọt và không bao giờ cạn. Nước giếng tinh khiết dùng để cất thứ rượu nếp ngon lạ lùng nổi tiếng xứ Nghệ, gọi "Song ngư tửu". Sân chùa có 2 cây Lộc Vừng khoảng 700 năm tuổi. Phía sau chùa còn có một bãi toàn đá cuội gọi là bãi tắm Tiên.

    - Năm 2004, chùa Đảo Ngư đã được trùng tu lại, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương và du khách gần xa. Cùng với việc trùng tu chùa, bến cảng ở đảo Song Ngư và ở đảo Lan Châu cũng đã được xây dựng, thuận tiện cho du khách hành hương và vãng cảnh chùa.

    Đền Nậm Sơn

    1.Tên điểm di tích, danh thắng.

    - Đền Nậm Sơn hay còn gọi là đền Đức Ông.

    2. Địa chỉ.

    - Xóm Bắc Sơn, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

    3.Mô tả điểm di tích, danh thắng.

    - Là một công trình kiến trúc văn hoá tâm linh tưởng niệm Nậm Sơn đại tướng. Đền nằm ngay trên vị trí đồn Nậm Sơn, một đồn trong hệ thống đồn lũy của Mai Thúc Loan.

    - Kiến trúc đền gồm có 2 toà: bái đường và hậu cung, được bố trí theo kiểu chữ “Đinh”, kết cấu theo kiểu “kẻ chuyền giá chiêng”, kiểu “tiền trụ”. Nhà hậu cung là nơi thờ Nậm Sơn Đại tướng, còn nhà bái đường là nơi thờ cộng đồng, các lính của ông và cũng là nơi chuẩn bị hành lễ.

    4. Lễ hội.

    - Hàng năm vào ngày rằm tháng giêng tại đền tổ chức các lễ tế thần, rước kiệu, múa sư tử, múa lân, hát hội và tổ chức tế thần vào ngày giỗ ngài 1/3 và 10/10 (âm lịch). Ngoài ra, các ngày sóc, vọng, nhân dân và khách thập phương về dự lễ rất đông. Những hoạt động đó đã góp phần lưu giữ bản sắc của một vùng văn hoá dân gian xứ Nghệ.

    5.Xếp hạng di tích, danh thắng.

    - Đền đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1997 theo quyết định số 423/QĐ-VH ngày 20/02/1997.

    Lăng mộ Nguyễn Thiếp-La Sơn Phu Tử
     

    Like Ủng Hộ Diễn Đàn

Chia sẻ trang này